Nộp Đơn Khiếu Nại Lên Tòa Án Di Trú Úc Và Những Điều Cần Biết

Luật di trú Úc hiện hành cho phép đương đơn nộp đơn khiếu nại với Toà Phúc Thẩm Hành Chính – Administrative Appeals Tribunal (AAT). Khiếu nại hay còn được gọi là kháng cáo hay tái xét duyệt quyết định của Bộ Di trú. Toà Phúc Thẩm Hành Chính (AAT) tiếp nhận các đơn khiếu nại về việc Bộ Di Trú từ chối cấp thị thực hoặc huỷ thị thực. AAT không có quyền cấp thị thực cho đương đơn nhưng có thẩm quyền xem xét hồ sơ lại từ đầu. 

AAT độc lập với Bộ Di trú nhưng cũng phải xét đơn khiếu nại căn cứ theo bộ luật di trú và các chính sách về luật di trú. Đương đơn nên lưu ý những điểm sau:

  1. Đương đơn phải biết cơ quan nào có thẩm quyền để giải quyết vấn đề của bạn.
    Với trường hợp muốn nộp đơn khiếu nại lên Tòa án Di trú để họ xem xét lại quyết định của Bộ Di trú về thị thực, đương đơn cần nộp đơn và đóng lệ phí lên Tòa Di trú (Migration Review Tribunal) – hiện nay Tòa Di trú này đã sát nhập, trở thành một phần của Tòa Phúc Thẩm Hành Chính (AAT).
  2. Khi nộp đơn khiếu nại lên AAT thì Tòa sẽ làm gì với hồ sơ của đương đơn?
    Các hồ sơ nộp khiếu nại để tái cứu xét sẽ được tập hợp và chuyển cho chủ tọa của Tòa để xem xét và xét duyệt. Các chủ tọa này không phải là nhân viên xét duyệt hồ sơ tại Bộ Di trú Úc, mà đó là thành viên độc lập của Tòa Di trú.
  3. Thời gian để đương đơn nộp đơn khiếu nại lên AAT để được xem xét lại quyết định của thị thực là có giới hạn.
    Thông thường, thời gian quy định cho việc nộp đơn lên AAT đối với thị thực bị từ chối là 21 ngày, với thị thực bị hủy là 7 ngày. Đối với những trường hợp khiếu nại từ trong trại di trú thì thời gian là 2 ngày. Nếu đương đơn để quá hạn thì tất nhiên hồ sơ đó sẽ không còn cơ hội để khiếu nại thị thực.
  4. Các bước tiến hành cụ thể cho việc nộp đơn khiếu nại lên
    AATĐương đơn đăng ký và nộp đơn của mình ở bộ phận Migration Review Tribunal (MRT)

Sau khi đã đăng ký và nộp đơn, tùy vào từng trường hợp và vấn đề phát sinh cụ thể mà sẽ có những diễn biến xử lý hồ sơ ngay sau khi đơn tái xét được nộp chính thức:

  1. Xác Nhận Từ Tòa
    Tòa sẽ gửi cho người nộp đơn thư xác nhận là họ đã chính thức nhận được lệ phí và đơn yêu cầu xét lại hồ sơ đã nộp. Tất nhiên, họ sẽ xem xét kĩ lưỡng hồ sơ có hợp lệ hay không, và họ sẽ gửi thư kèm mã số hồ sơ cho đương đơn. Nếu Tòa án xét thấy có bất kì vấn đề gì không đúng thì họ sẽ thông báo cho người nộp đơn. Tòa án có thể sẽ đòi hỏi thêm thông tin từ người nộp đơn, hoặc yêu cầu đưa ra nhận xét khía cạnh nào đó của hồ sơ.
  2. Thuyết Phục và Chứng Minh
    Đến đúng ngày hạn định thì tòa sẽ tiến hành xét xử. Đương đơn sẽ được mời đến phiên tòa để tiến hành buổi xét xử. Chủ tọa sẽ xem xét các bằng chứng và phỏng vấn đương đơn. Một số trường hợp cá biệt thì đương đơn sẽ được phỏng vấn qua điện thoại. Đây chính là lúc mà đương đơn cần đưa ra những câu trả lời thuyết phục nhất để Tòa có thể dựa vào bằng chứng và lời nói để thay đổi và xem xét lại quyết định của Bộ Di trú về thị thực.
  3. Chờ Đợi Xét Duyệt
    Thời gian cụ thể xét duyệt cho mỗi loại hồ sơ thị thực là khác nhau. Đương đơn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về thời gian chờ đợi tại đây: http://www.aat.gov.au/migration-and-refugee-division/steps-in-a-review/how-long-will-the-process-take

Một trong những điểm quan trọng để thắng kiện đó là bằng chứng. Người nộp đơn sẽ cần phải thu thập các bằng chứng liên quan đến trường hợp thị thực cần khiếu nại. Đây là việc làm cần thiết và bắt buộc để đương đơn chứng minh được rằng đã đáp ứng đủ điều kiện xét duyệt thị thực và quan trọng nhất là để chứng minh rằng quyết định của Bộ Di trú là hoàn toàn sai.

Tuy nhiên, việc thu thập và bổ sung bằng chứng lên Tòa án Di trú không hề đơn giản. Thông thường, người nộp đơn sẽ cần một chuyên gia về luật di trú để hướng dẫn đâu là bằng chứng thích hợp và cần chuẩn bị tài liệu như thế nào, ví dụ như: trường hợp của bạn là đáp ứng điều kiện của luật số mấy, tiểu mục mấy, bằng chứng có đủ như trong luật yêu cầu hay chưa, quyết định của Bộ Di trú sai ở điểm nào…

Sau khi tiến hành phiên xét xử về thị thực bị khiếu nại, Tòa sẽ đưa ra một số quyết định chính sau:

  • Affirm the decision: Tòa án đồng ý với quyết định của Bộ Di trú.
  • Vary the decision: Tòa án đồng ý một phần với các quyết định của Bộ Di trú.
  • Set aside the decision and substitute a new decision: Tòa án đã chấp nhận lập luận của người nộp đơn và quyết định thay đổi phán quyết của Bộ Di trú.
  • Remit the decision: Tòa chấp nhận lập luận của người nộp đơn và gửi hồ sơ trở lại Bộ Di trú. Bộ Di trú sẽ tiến hành xem xét lại dưới sự hướng dẫn cụ thể từ Tòa án.
  • No jurisdiction: Tòa án quyết định rằng họ không có thẩm quyền xem xét quyết định của Bộ Di trú.

Nếu đương đơn không đồng ý với quyết định của Tòa, con đường giải quyết duy nhất tiếp theo chỉ có thể là TIẾP TỤC THƯA KIỆN.

Trường hợp AAT đồng ý với quyết định cũ của Bộ Di trú thì người nộp đơn có thể xem xét đến việc kiện lên Tòa án Liên bang (Federal Circuit Court). Tuy nhiên, Tòa án Liên bang sẽ chỉ chấp nhận kháng cáo nếu thực sư có sự sai lầm  liên quan về mặt luật pháp trong quyết định của AAT. Về tính chất pháp lý thì Tòa án này không có quyền xem xét về mặt bằng chứng cũ hay mới, hay những yêu cầu của thị thực mà người nộp đơn đáp ứng được và cũng không có quyền hạn để cấp thị thực lại cho người nộp đơn.

Ngoài ra, đương đơn cũng có thể khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Di trú. Bộ trưởng Bộ Di trú có đặc quyền thay đổi quyết định của AAT để đưa ra một kết quả khác và tất nhiên việc thay đổi này phải có lợi ích thực sự cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Di trú chỉ dành cho một số trường hợp đặc biệt.

Mọi trường hợp cần hỗ trợ, tư vấn về thủ tục và quy trình kháng cáo khi bị từ chối hoặc hủy thị thực Úc, hãy liên hệ ngay với WEST LIFE IMMIGRATION để được tư vấn cụ thể, tìm hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hồ sơ của bạn. Bộ phận Di trú của chúng tôi sẽ giúp Quý khách tìm ra giải pháp định cư Úc thành công.

Bài viết liên quan